Cách cúng rằm tháng 7 tại nhà
Cúng rằm tháng bảy hay còn gọi cúng Tết Trung Nguyên, cúng Vu Lan báo hiếu tại nhà thường có 4 lễ: cúng Phật, cúng thần linh, cúng gia tiên, và cúng thí thực cô hồn.
1. Cúng Phật (nếu gia chủ thờ Phật)
Hoa: Tương truyền, khi mới sinh, đức Phật bước bảy bước trên bảy đài sen. Đó là bước đi của bậc đại đức, tinh khiết, thanh tịnh. Trên thế giới ít có loài hoa nào có nhiều phẩm chất cao quý như hoa sen. Bởi vậy mà nhà Phật ví nó như những đức tính của người tu hành. Ở Việt Nam sen chỉ nở mùa hạ, nên có thể dùng loài hoa khác để cúng Phật thay thế hoa sen.
Trái cây: Từ hoa đến trái (quả) biểu tượng cho một quá trình đi đến thành quả, biểu tượng cho sự thành công, sự viên mãn của mỗi chúng ta.
Hương: Là tượng trưng cho mùi hương thơm thanh khiết của hoa sen và cũng là hương thơm của tâm tu chúng ta.
Đèn: Là tượng trưng cho trí tuệ bát nhã. Trí tuệ là phá ngu si, như mặt trời phá tan màn đêm tăm tối. Chúng ta phải biết dùng trí tuệ để phân biệt đâu là chánh đâu là tà, đâu là hư, đâu là thật.
Nước: Là tượng trưng cho tâm thanh tịnh, tinh khiết. Nước còn tượng trưng cho một tấm lòng từ bi, lai láng vô cùng tận, thấm nhuần tình thương đi khắp mọi nơi.
Cơm chay: Cũng có thể sắp một mâm cơm chay
Khi cúng, tốt nhất là đọc một khoá kinh - Kinh Vu Lan - để hiểu rõ về ngày này, hồi hướng công đức cho những người thân trong quá khứ được siêu sinh. Kinh Vu Lan khá dài, nhưng không đến mức quá dài, lại thuộc thể thơ song thất lục bát nên đọc cũng nhanh thôi.
2. Cúng thần linh và gia tiên
Một trong sáu lễ dâng cúng gồm:
Hương – Hoa (Hương nhang – Hoa tươi)
Đăng – Trà (Nến, đèn – Trà)
Quả - Thực (Hoa quả - Cơm)
Người ta thường làm một lễ cúng tạ ơn các thần linh, và một mâm tưởng nhớ ông bà tổ tiên để cầu nguyện cho các vong hồn siêu thoát và cầu bình an cho gia đình. Vì vậy nên đa phần các gia đình thường cúng cơm mặn, nhưng cúng chay tốt hơn.
Trên mâm cúng gia tiên bày đặt một mâm cỗ, tiền vàng và cả những vật dụng dành cho người cõi Âm làm bằng giấy tượng trưng từ những vật truyền thống (giống như đồ thật) như quần áo, giày dép, áo bào, cung điện, ngựa, các vật dụng trang sức..., mũ kepi, người giúp việc ... đến những vật hiện đại: nhà cao tầng, xe ô tô, xe máy, điện thoại... để cho người cõi Âm có được một cuộc sống tiện nghi giống như người Dương trần.
3. Cúng thí thực cô hồn hay còn gọi cúng chúng sinh tại nhà
* Sắm lễ:
- Quần áo chúng sinh gỡ ra từng món, rải xuống dưới mâm
- Tiền vàng từ 15 lễ trở lên, quần áo chúng sinh từ 20 đến 50 bộ, , rải xuống dưới mâm
- Tiền chúng sinh (tiền trinh), hoa, quả 5 loại 5 mầu (ngũ sắc).
- Vài chén cháo trắng loãng
- Ngô/Khoai/Sắn luộc rồi cắt thành khúc nhỏ
- Mía
- Kẹo bánh, tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá)
- Nước
- Hoa tươi
- 1 đĩa muối
- 1 đĩa gạo
- 1 ít bỏng gạo và kẹo bánh các loại
- Hương cắm 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 nén
Chú ý:
- Không cúng xôi, gà.
- Hóa vàng tại chỗ
- Khấn xong, không đi lại nhiều quanh mâm cúng (trẻ con, phụ nữ mang thai, người già nên tránh xa)
- Rắc muối gạo 8 hướng sau khi hóa vàng
- Mâm lễ cúng cô hồn nên đặt ngoài sân, không đặt ngoài bậu cửa, đóng cửa nhà, mở cửa ngõ. (Nếu không muốn cúng cô hồn tại nhà có thể cúng tại chùa)
Tất cả các loài sinh vật đều có thể phóng sinh nhưng người ta thường phóng sinh chim, tôm, cua, cá,… nhằm mục đích cứu chuộc các loài động vật sắp bị giết thịt.
Phải lựa chọn địa điểm mua, tránh trường hợp tiếp tay cho những đối tượng buôn bán bắt lại, thành ra nghiệp ác.
Tuyệt đối không phóng sinh rùa tai đỏ vì hủy hoại môi trường.
Việc phóng sinh này tùy theo tín tâm và điều kiện của mỗi gia đình phật tử, không bắt buộc.
0 bình luận
Hương Trầm Bắc, được làm từ các vị Thuốc Bắc, Bài
“ Trước đây, khi được truyền đạt kinh nghiệm...
Trầm viên - Thú chơi của người thưởng hương
Trầm hương là sản phẩm đặc biệt nằm trong...
Hương Trầm đất (Hương Bài) thành phần chính là rễ cây Bài, nhưng cây Bài là cây như thế nào?
Khí hậu và địa hình Việt nam đã ban cho chúng ta 1 loại cây đặc biệt - Cây hương bài - rễ cây khô đốt rất thơm để...
Ban thờ Tổ tiên
Ban thờ Tổ tiên ...
Cách đặt bàn thờ
Nơi thờ tự là khu vực tôn nghiêm, nên phải được đặt...
Sơ đồ bày trí bàn thờ Gia Tiên cơ bản
Một phương án về sơ đồ bày trí một bàn thờ Gia Tiên để bạn tham khảo, lựa chọn, tùy điều kiện kinh tế của Gia Chủ có...
Thước Lỗ Ban - những điều cần biết
Thước Lỗ Ban: những điều cần biết Từ xa xưa đến nay, đa phần ai làm nhà, làm cửa cũng đều chú ý đến thước đo Lỗ Ban....
Cách đặt ảnh thờ
Bàn thờ được đặt trang nghiêm theo thứ tự NAM TẢ - NỮ HỮU (Nam Trái - Nữ Phải) , tức là Ông phía bên tay trái của...
Cách bài trí tượng Phật trong nhà theo phong thủy
Cách bài trí tượng Phật trong nhà theo phong thủy Cách bài trí tượng Phật, bàn thờ gia tiên trong nhà theo phong thủy Với...
Cúng, khấn, vái và lạy trong nghi lễ thờ cúng
Cúng, khấn, vái và lạy trong nghi lễ thờ cúng ...
Cách viết gia phả bằng mã số
Một cuốn gia phả có thể đáp ứng được lòng mong muốn đó. Tổ tiên ta xưa sớm có ý thức điều này nên thường rất coi trọng việc...
Hương vòng DI ĐÀ cho ngày Tết
Ngày Tết rất nhiều gia đình Việt...