Cách lập bàn thờ vọng
ách lập bàn thờ vọng
Cách lập bàn thờ vọng
Trước khi lập bàn thờ vọng, chủ nhà phải về quê để báo cáo với tổ tiên tại bàn thờ chính, xin phép chuyển một vài lư hương phụ hoặc một vài nén hương đang cháy giở đến bàn thờ vọng để thắp tiếp (nếu địa điểm quá xa người ta có thể thay vì xin chân hương về cắm lên bàn thờ vọng). Nếu có phòng riêng, để bàn thờ đặt ở một phòng riêng biệt để tăng vẻ tôn nghiêm. Nếu không có phòng riêng thì đặt kết hợp phòng khách, phải đặt cao hơn chỗ tiếp khách. Bàn thờ đặt hướng về quê chính để gia chủ vái lạy thuận hướng về quê chính. Không nên đặt tại những chỗ uế tạp, cạnh lối đi, trừ trường hợp nhà quá hẹp. Những người mà sống trong khu tập thể thì chỉ đặt một lọ cắm hương đầu giường nằm của mình cũng đủ, miễn là có lòng thành kính, chẳng cần phải câu nệ hướng nào, cao thấp rộng hẹp ra sao.
Việc con cháu cúng tế trước bàn thờ vọng gọi là "Vọng bái "
Sự hình thành
Bàn thờ vọng là một loại bàn thờ mà những người sống ở xa quê, ít có điều kiện về nhà con trai trưởng dịp giỗ Tết lập nên. Ngày xưa, bàn thờ vọng chưa phải là phong tục chủ yếu bởi đa số người ta đều sống và sinh cơ lập nghiệp ngay tại quê hương, chỉ có một số trường hợp đặc biệt gọi là biệt quán, li hương. Với nền kinh tế nông nghiệp tự cung, tự cấp, người nông dân suốt đời không rời quê cha đất tổ, chuyển cư sang làng bên cạnh cũng đã gọi là biệt quán, ly hương, vì vậy bàn thờ vọng chỉ là hiện tượng cá biệt và tạm thời, chưa thành phong tục phổ biến.
Đến thời phong kiến, các quan trong triều đình tập trung vọng bái thiên tử tức vái lạy từ xa. Những người ở nơi biên ải cũng lập hương án hướng về phía kinh đô để làm lễ khi nghe tin vua chúa mất mà chưa đến dự đám tang được. Những người làm quan cũng lập một hương án hướng về quê hương để làm lễ khi nghe tin có người thân mất mà chưa kịp về chịu tang. Sau đó, họ cáo quan xin về cư tang 3 năm. Kể từ đó, bàn thờ vọng được hình thành, chỉ có những người sống xa quê mới lập bàn thờ vọng. Những người ở gần quê, dù giàu hay nghèo cũng phái về nhà người con trai trưởng hoặc trưởng họ làm lễ trong dịp giỗ Tết, chú hoặc ông chú vẫn phải đền nhà cửa trưởng làm lễ dù cửa trưởng chỉ thuộc hàng thấp như cháu, chắt... Do đó, không có tục lập bàn thờ vọng đối với đời thứ ba ngay tại quê. Nếu người con trưởng mất hoặc sống xa quê, người con thứ kế tiếp con trưởng được lập bàn thờ chính, còn bàn thờ tại nhà con trưởng là bàn thờ vọng.
0 bình luận
Hương Trầm Bắc, được làm từ các vị Thuốc Bắc, Bài
“ Trước đây, khi được truyền đạt kinh nghiệm...
Trầm viên - Thú chơi của người thưởng hương
Trầm hương là sản phẩm đặc biệt nằm trong...
Hương Trầm đất (Hương Bài) thành phần chính là rễ cây Bài, nhưng cây Bài là cây như thế nào?
Khí hậu và địa hình Việt nam đã ban cho chúng ta 1 loại cây đặc biệt - Cây hương bài - rễ cây khô đốt rất thơm để...
Ban thờ Tổ tiên
Ban thờ Tổ tiên ...
Cách đặt bàn thờ
Nơi thờ tự là khu vực tôn nghiêm, nên phải được đặt...
Sơ đồ bày trí bàn thờ Gia Tiên cơ bản
Một phương án về sơ đồ bày trí một bàn thờ Gia Tiên để bạn tham khảo, lựa chọn, tùy điều kiện kinh tế của Gia Chủ có...
Thước Lỗ Ban - những điều cần biết
Thước Lỗ Ban: những điều cần biết Từ xa xưa đến nay, đa phần ai làm nhà, làm cửa cũng đều chú ý đến thước đo Lỗ Ban....
Cách đặt ảnh thờ
Bàn thờ được đặt trang nghiêm theo thứ tự NAM TẢ - NỮ HỮU (Nam Trái - Nữ Phải) , tức là Ông phía bên tay trái của...
Cách bài trí tượng Phật trong nhà theo phong thủy
Cách bài trí tượng Phật trong nhà theo phong thủy Cách bài trí tượng Phật, bàn thờ gia tiên trong nhà theo phong thủy Với...
Cúng, khấn, vái và lạy trong nghi lễ thờ cúng
Cúng, khấn, vái và lạy trong nghi lễ thờ cúng ...
Cách viết gia phả bằng mã số
Một cuốn gia phả có thể đáp ứng được lòng mong muốn đó. Tổ tiên ta xưa sớm có ý thức điều này nên thường rất coi trọng việc...
Hương vòng DI ĐÀ cho ngày Tết
Ngày Tết rất nhiều gia đình Việt...