Chùa Hương - một địa danh nổi tiếng ở miền Bắc
Chùa Hương ngày khai hội
Chùa Hương nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Hàng năm, bắt đầu từ mùng 6 tháng Giêng và kết thúc đến hết tháng 3 Âm Lịch, du khách thập phương lại rủ nhau đi hội chùa Hương, vừa để lễ bái, cầu nguyện, vừa chiêm ngưỡng cảnh đẹp non nước.
Để đi lễ, du khách sẽ phải mua vé và ngồi đò khoảng một tiếng trên dòng suối Yến dẫn vào chùa. Khách sẽ được hướng dẫn xuống thuyền đậu ở bến Đụn và bắt đầu hành trình đi lễ chùa Hương.
Trước khi lễ bái ở chùa Trong, tức chùa trong động Hương Tích, du khách sẽ ghé chùa Thiên Trù, tức chùa Ngoài.
Từ chùa Thiên Trù, theo đường núi quanh co đi khoảng 2 km thì đến chùa Trong.
Có hai cách để đến chùa Trong là leo bộ hoặc đi cáp treo. Lối dẫn xuống chùa trong lòng động dài hơn 100 bậc đá. Từ trên cao, du khách đã có thể cảm nhận bầu không khí mát lành thổi ra từ trong lòng động.
Ngoài tượng thờ Bà Chúa Ba, một hóa thân của Bồ tát Quan Âm, trong động còn có nhiều đụn nhũ được biết đến với tên gọi: Đụn Gạo, Cây Vàng, Cây Bạc, Máng Lợn, Nong Kén, Đầu Cậu, Đầu Cô…
Nhiều du khách cố hứng giọt nước chảy ra từ nhũ đá với quan niệm đó là lộc trời và mong muốn có được sức khỏe trong năm.
Đi hội chùa Hương vào tháng 3, du khách còn có dịp ngắm nhìn hoa gạo nở đỏ rực, tạo nên khung cảnh thơ mộng cho dòng suối Yến.
Lịch Sử Bút Tích Chùa Hương
Theo truyền thuyết thì Phật Bà Quan-Âm tức Ni-cô Diệu-Thiện hay Chúa-Ba, con vua Diệu-Trang-Vương tu hành chứng quả ở chùa Hương-Tích vào khoảng thế kỷ thứ 15, như vậy lịch sử thành lập chùa hẳn đã có từ lâu đời.
Do vẻ đẹp tuyệt vời mà Trịnh-Sâm (1767 - 1782) có đề ngoài cửa động là "Nam Thiên đệ nhất động" (động đẹp nhất nước Nam) Trong động có thờ tượng đức Phật Bà Quan-Âm bằng đá xanh đúc vào đời vua Cảnh-Thịnh (1793).
Pho tượng vốn bằng đồng đúc vào đời Lê-Cảnh-Hưng thức 28, tức năm 1767, nhưng đã bị quân Tây-Sơn xua quân ra đánh chúa Trịnh, phá hủy pho tượng lấy đồng (1786) dùng vào việc đúc súng đạn.
Ngoài ra, chùa còn có quả chuông lớn, là những công trình kiến trúc đời Tây-Sơn mà hai di tích lịch sử này còn sót lại tới ngày nay.
Sưu tầm./.
Chùa Thiên Mụ, ngôi chùa nổi tiếng trong danh sách chùa “oán tình”
...
Chùa Yên Tử - Danh sơn đất Việt
...
Chùa Hương - một địa danh nổi tiếng ở miền Bắc
...
ĐỀN TRẦN NAM ĐỊNH
ĐỀN TRẦN - NAM ĐỊNH ...
Sợi dây thừng và con voi.
...
Chùa Hàm Long - Nơi nhốt nhiều " Trùng" nhất nước
Điều đặc biệt, nơi đây được coi là một trung tâm nhốt “Trùng” lớn nhất nước. Tương truyền, từ ngày xưa,...