Loài Kỳ Lân - cầu tài, cầu con
Loài Kỳ Lân - cầu tài, cầu con
LOÀI KỲ LÂN
Kỳ lân - một trong bốn linh vật cao quý: Long, Lân, Quy, Phụng. Lân là con cái, còn con đực gọi là Kỳ, gọi chung là Kỳ Lân. Con đực to hơn, một chân đặt lên viên ngọc tượng trưng cho giữ tiền của. Con cái nhỏ hơn, một chân đặt lên con lân nhỏ tượng trưng cho giữ người tài.
Kỳ lân là một con vật có đầu nửa Rồng nửa Thú, nó chỉ có một sừng, do nó không húc ai bao giờ nên chiếc sừng này được xem là hiện thân của Từ Tâm.
Đối với những tòa nhà lớn, cổng doanh nghiệp hoặc nhà xưởng: Trước cửa người ta thường đặt một đôi lân, một đực một cái với ý nghĩa vừa giữ được tiền, vừa giữ được người tài.
Đối với gia đình: Ngoài ý nghĩa cầu tài, một đôi lân đặt ở cửa nhà cũng làm cho cảnh quan ngôi nhà thêm đẹp. Người ta còn đặt lân trong những cung vị tốt của ngôi nhà để cầu con, để mang lại phúc lộc cho gia chủ.
Phần lớn hình ảnh Lân được khắc họa là có sừng của loài Nai, tai Chó, trán Lạc Đà, mắt Quỷ, mũi Sư Tử, miệng rất rộng, có thân Ngựa, chân Hươu, đuôi Bò. Đôi khi nó lại có hình dáng của một con hưu xạ, với chiếc đuôi Bò, trán Sói, móng Ngựa, da có đủ 5 màu: đỏ, vàng, xanh, trắng, đen, đặc biệt dưới bụng có màu vàng đặc trưng... Cũng có khi con vật này xuất hiện dưới hình dáng có mình của một con Hoẵng, có vảy cá trải dài khắp thân…
Nhưng cho dù con Lân có xuất hiện với hình dạng như thế nào đi nữa thì trong tín ngưỡng dân gian phương Đông, Kỳ Lân cũng là con vật báo hiệu điềm lành sắp đến, là biểu tượng cho sự nguy nga đường bệ, sự trường thọ và niềm hạnh phúc lớn lao. Kỳ lân mang trong mình tất cả những phẩm chất đặc trưng của một con vật nhân từ, khi di chuyển nó tránh giẫm lên các loại côn trùng và cỏ mềm dưới chân mình.
Con Lân - Biểu Tượng Của Điềm Lành
Loài Lân không bao giờ ăn thịt hay làm hại bất cứ con vật nào, đặc biệt nó không bao giờ uống nước bẩn, nó chỉ ăn cỏ, nên gọi nó là Nhân thú (con thú có lòng nhân từ)
Kỳ lân có tánh linh, khi có vua chúa, thánh nhân ra cứu đời thì Kỳ Lân sẽ xuất hiện báo trước điềm lành, sắp có thái bình thịnh vượng.
Ở Trung Quốc, Lân cũng được sử dụng như con vật linh thiêng bảo vệ cho các công trình kiến trúc, dinh thự, lăng mộ… Nó được dùng để trang trí trên các bức bình phong của chùa, đền, miếu… nhiều lúc nó lại chuyên chở trên lưng các bức cổ đồ hình bát quái… với ý niệm thể hiện sự may mắn luôn song hành cùng chữ nghĩa, đạo lý trong cuộc sống, đó là sự bảo trợ cần thiết mang tính linh thiêng.
0 bình luận
Hương Trầm Bắc, được làm từ các vị Thuốc Bắc, Bài
“ Trước đây, khi được truyền đạt kinh nghiệm...
Trầm viên - Thú chơi của người thưởng hương
Trầm hương là sản phẩm đặc biệt nằm trong...
Hương Trầm đất (Hương Bài) thành phần chính là rễ cây Bài, nhưng cây Bài là cây như thế nào?
Khí hậu và địa hình Việt nam đã ban cho chúng ta 1 loại cây đặc biệt - Cây hương bài - rễ cây khô đốt rất thơm để...
Ban thờ Tổ tiên
Ban thờ Tổ tiên ...
Cách đặt bàn thờ
Nơi thờ tự là khu vực tôn nghiêm, nên phải được đặt...
Sơ đồ bày trí bàn thờ Gia Tiên cơ bản
Một phương án về sơ đồ bày trí một bàn thờ Gia Tiên để bạn tham khảo, lựa chọn, tùy điều kiện kinh tế của Gia Chủ có...
Thước Lỗ Ban - những điều cần biết
Thước Lỗ Ban: những điều cần biết Từ xa xưa đến nay, đa phần ai làm nhà, làm cửa cũng đều chú ý đến thước đo Lỗ Ban....
Cách đặt ảnh thờ
Bàn thờ được đặt trang nghiêm theo thứ tự NAM TẢ - NỮ HỮU (Nam Trái - Nữ Phải) , tức là Ông phía bên tay trái của...
Cách bài trí tượng Phật trong nhà theo phong thủy
Cách bài trí tượng Phật trong nhà theo phong thủy Cách bài trí tượng Phật, bàn thờ gia tiên trong nhà theo phong thủy Với...
Cúng, khấn, vái và lạy trong nghi lễ thờ cúng
Cúng, khấn, vái và lạy trong nghi lễ thờ cúng ...
Cách viết gia phả bằng mã số
Một cuốn gia phả có thể đáp ứng được lòng mong muốn đó. Tổ tiên ta xưa sớm có ý thức điều này nên thường rất coi trọng việc...
Hương vòng DI ĐÀ cho ngày Tết
Ngày Tết rất nhiều gia đình Việt...