Nên tổ chức đám cưới vào tháng 7 âm lịch hay không?

Quan niệm kiêng kỵ vào tháng 7 âm lịch xuất phát từ tiềm thức con người dựa trên các học thuyết của nhà Phật. Người ta cho rằng đây là tháng cô hồn phá ngục, xá tội vong nhân, tức là các linh hồn sẽ được “thả” khỏi địa ngục và bay vào không gian. Nếu bàn và làm các công việc lớn như mua đất, tậu nhà, mua xe, khai trương, cưới hỏi... sẽ thu hút các vong hồn và gây ra sự phá phách bất lợi cho gia chủ.
Bên cạnh đó, theo truyền thuyết thì đây là tháng Ngưu Lang – Chức Nữ (vợ chồng Ngâu) gặp nhau, đó là câu chuyện tình duyên trắc trở phải chịu cảnh chia ly thấm đẫm nước mắt. Ở việt Nam, rất ít người tổ chức đại hỉ vào tháng 7 âm lịch vì có mưa dầm suốt tháng và có nhiều gió bão, đồng thời kiêng kỵ cho cuộc sống hôn nhân của vợchồng trẻ sau này có thể bị chia cắt, buồn khổ như vợ chồng Ngâu.
Mặc dù xuất phát từ quan điểm duy tâm và kinh nghiệm dân gian truyền miệng chưa được kiểm chứng, tuy nhiên, nếu muốn tổ chức đám cưới vào tháng 7 âm lịch thì cô dâu chú rể cũng nên cân nhắc và xin ý kiến cha mẹ hai bên gia đình. Người lớn thường quan niệm “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, vì vậy khi được sự ủng hộ và đồng ý từcha mẹ thì ngay từ đầu chuyện cưới xin cũng được thuận lợi hơn nhiều. Hôn nhân là việc quan trọng cả đời, biết rằng hạnh phúc gia đình dựa trên sự nỗ lực vun đắp của hai vợ chồng nhưng nếu chẳng may cuộc sống sau này không thuận lợi và suôn sẻ, hai người sẽ đổ lỗi cho việc cưới vào tháng Ngâu, lúc ấy lại có thêm lý do để tranh cãi, trách móc nhau, hoặc thay vì nỗ lực giải quyết vấn đề người ta lại thường nghĩ đến lý do mình đã cưới trong tháng Ngâu mà “chấp nhận số phận”.
Ngày nay, một số bạn trẻ cho rằng không cần kiêng kỵ tháng 7 âm lịch, thậm chí cưới vào tháng này còn có lợi bởi ít cặp đôi tổ chức nên các dịch vụ cưới hỏi sẽ có nhiều chương trình khuyến mại. Chính vì vậy, bạn nên cân nhắc dựa vào tình hình thực tếnhư thời tiết, tập tục địa phương, quan điểm của cha mẹ, giá cả thị trường... trước khi quyết định tổ chức hôn lễ vào tháng này.
Lễ cúng giao thừa là gì và những thông tin ít người biết
Lễ cúng giao thừa là gì? Cúng giao thừa hay còn được gọi là cúng trừ tịch có ý nghĩa đem bỏ hết...
Trong tháng 7 âm lịch có hai lễ lớn: Vu Lan và cúng Cô hồn
Trong tháng 7 âm lịch có hai lễ lớn: Vu Lan và cúng Cô hồn ...
Tại sao có tục xin quần áo cũ cho trẻ sơ sinh?
Tại sao có tục xin quần áo cũ cho trẻ sơ sinh?...
Phong tục xông đất
Xông đất: Miền...
Phong tục xem chân gà
...
Phong tục về những điềm lành và kiêng kỵ trong ngày Tết
Trong 3 ngày Tết và đặc biệt là ngày...
Cách chọn mai, đào, quất ngày Tết
Cách chọn mai, đào, quất ngày Tết ...
Phong tục thờ cúng trong ngày Tết
Phong tục thờ cúng trong ngày Tết ...
Tại sao có tục lễ cúng “Giao thừa”
Tại sao có tục lễ cúng “Giao thừa” ...
Phong Tục Truyền Thống Đẹp Ngày Tết
Tết Táo quân vào ngày 23 tháng Chạp...
Tại sao kiêng quét dọn trong 3 ngày đầu năm?
Tại sao kiêng quét dọn trong 3 ngày đầu năm? ...
Phong tục lấy vợ kén tông lấy chồng kén giống
Đối với các cụ thì câu hỏi này thừa, vì "Nòi nào giống ấy","Cây nào quả ấy","Giỏ nhà ai quai nhà ấy","Con nhà công chẳng giống...