Phong tục xem chân gà
Đầu năm xem chân gà là một phong tục ngày xưa của cổ nhân. Nhà giàu, nhà nghèo ngày mồng Ba Tết chọn con gà trống chưa quan hệ tình dục giết thịt để cúng hóa vàng đội ơn ông HÀNH KHIỂN ( Người thay mặt Ngọc Hoàng trông coi cõi Trần Gian năm đó). Nhà không có gà nuôi trong chuồng thì trong năm cũ mua con gà như trên về nuôi rốt trong nhà qua 3 ngày TẾT để mồng BA TẾT có chân gà xem cho 1 năm.
Câu phú xem chân gà
Đầu năm ra mắt mùng ba
Cúng ông Hành Khiển cùng là Hành Binh
Bói giò phải bói cho tinh
Xem tường màu sắc chân hình rủi may
Đôi giò cần để thẳng ngay
Nhuận hồng vàng ánh năm nay chắc giàu
No bồi chân móng khít khao
Đỡ cái chặt chẽ cũng giàu cũng sang
Đỏ mà gân máu nổi loang
Là điềm tán của tan hoang cửa nhà
Trắng xanh bền bệt thây ma
Ấy điềm tang ông bà cháu con
Da già tươi mướt vàng son
Đi thi chắc đậu thi buôn chắc lời
Khe chân gà hở tơi bời
Tiền vô rồi cũng phủi rồi tay không
Ba ngón đội lên một chồng
Tốt thì có tồt phải phòng người trên
Nhờ người giúp đỡ mới nên
Tự mình tự chủ không bền được lâu
Cũng ba ngón chân chụm đầu
Một hang ngang mặt thúng đâu đựng tiền
Ngón cái mà cong nghiên nghiêng
Đâm vào khe hở luỵ phiền đến nơi
Quan phi khẩu thiệt tơi bời
Tai bay vạ gió kêu trời sao đang
Bốn chân cong quẹo loạn hang
Cả năm bươn chải biết đằng nào yên
No nồi như nở cười duyên
Da hồng tươm mỡ của tiền đầy kho
Da chân xam xám màu tro
Gân xương khô héo có lo cũng nghèo
Đôi giò cái trễ cái treo
Bên ngay bên quẹo nằm ngay một mình
Da gà mỡ đọng lung linh
Làm choi được thật mặc tình vui chơi
Bốn ngón đều ngay lên trời
Nồi gọ xẹp lép thi thôi còn gì
Gặp năm tuổi xấu them nguy
Ốm đau tang chế quan phi tụng đình
Ngón chân rời rạc than hình
Thiếu người giúp đỡ thiếu người hữu giao
Gặp cơn song gió ba đào
Một tay lèo lái ai nào giúp ta
Chân gà cấm hở quẹo ra
Da gà tươi nhuận mới là bình an
Cúng gà ra mắt nghiêm trang
Làm gà kĩ lưỡng luộc càng thêm tinh
Có kiêng chắc có thần linh
Cầu ông Hành Khiển Hành Binh hộ trì
Cho mình gặp hội khả nghi
Mỗi chu niên chọn chu kì bình an
Mùng ba tết tới bước sang
Lại cúng ra mắt huy hoàng như xưa
Lễ cúng giao thừa là gì và những thông tin ít người biết
Lễ cúng giao thừa là gì? Cúng giao thừa hay còn được gọi là cúng trừ tịch có ý nghĩa đem bỏ hết...
Trong tháng 7 âm lịch có hai lễ lớn: Vu Lan và cúng Cô hồn
Trong tháng 7 âm lịch có hai lễ lớn: Vu Lan và cúng Cô hồn ...
Tại sao có tục xin quần áo cũ cho trẻ sơ sinh?
Tại sao có tục xin quần áo cũ cho trẻ sơ sinh?...
Phong tục xông đất
Xông đất: Miền...
Phong tục xem chân gà
...
Phong tục về những điềm lành và kiêng kỵ trong ngày Tết
Trong 3 ngày Tết và đặc biệt là ngày...
Cách chọn mai, đào, quất ngày Tết
Cách chọn mai, đào, quất ngày Tết ...
Phong tục thờ cúng trong ngày Tết
Phong tục thờ cúng trong ngày Tết ...
Tại sao có tục lễ cúng “Giao thừa”
Tại sao có tục lễ cúng “Giao thừa” ...
Phong Tục Truyền Thống Đẹp Ngày Tết
Tết Táo quân vào ngày 23 tháng Chạp...
Tại sao kiêng quét dọn trong 3 ngày đầu năm?
Tại sao kiêng quét dọn trong 3 ngày đầu năm? ...
Phong tục lấy vợ kén tông lấy chồng kén giống
Đối với các cụ thì câu hỏi này thừa, vì "Nòi nào giống ấy","Cây nào quả ấy","Giỏ nhà ai quai nhà ấy","Con nhà công chẳng giống...