Tại sao phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt không vào đền, miếu, điện thờ
Dân gian quan niệm rằng: phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt không vào đền, miếu, điện thờ. Kỳ thực đó là điều kiêng kị của hàng quỷ thần cấp thấp. Vì quỷ thần sợ máu bẩn nên hễ thấy máu bẩn thì dễ nổi giận. Quỷ thần nghiện ăn máu, thấy máu là dấy lòng tham, nhưng máu kinh nguyệt không phải là máu tươi nên quỷ thần có phản ứng như bị người ta đùa bỡn làm nhục. Do vậy, phụ nữ khi hành kinh vào các đền, miếu, điện thờ quỷ thần thì có thể bị hậu quả không tốt.
Còn như các Sa-di ni, Tỳ kheo ni, cùng các Ưu bà di (nữ cư sỹ) ở gần đều sinh hoạt tại chùa, cùng các phụ nữ tu hành hàng ngày làm bạn với kinh sách, tượng Phật và các pháp vật khác của nhà chùa, từ xưa đến nay chưa từng thấy ai bị tai họa bởi vấn đề xung khắc do kinh nguyệt gây ra cả.
Các nữ tín đồ thờ Phật tại nhà đến kỳ kinh nguyệt không dám tới chùa lễ Phật, thậm chí không dám đến trước bàn thờ Phật để thắp hương tụng kinh, tọa thiền, niệm Phật.
Xin thưa ngay là không có gì trở ngại cả. Trong Luật Phật không có ngăn cấm điều này. Bởi lẽ, kinh nguyệt là một hiện tượng sinh lý tự nhiên của người phụ nữ. Điều đó, không ai muốn như thế. Đó là một định lý tự nhiên mà không người phụ nữ nào tránh khỏi. Đã thế, thì tại sao Phật tử lại lo sợ? Phật tử đừng có ái ngại lo sợ gì cả. Chỉ lo sợ là Phật tử giải đãi rồi viện cớ lý do mà bỏ ngang sự tu hành, thì đó mới là điều đáng trách và đáng nói. Ngoài ra, không có gì phải bận tâm lo lắng.
Nếu bảo rằng, đó là những bài tiết dơ dáy, thì thử hỏi trong cơ thể con người, tất cả những chỗ bài tiết khác có chỗ nào sạch sẽ hết đâu? Phật dạy, thân nầy vốn là bất tịnh kia mà! Không lẽ vì sự bất tịnh mà chúng ta lại bỏ phế việc tu hành sao?
Tóm lại, Phật tử cứ yên tâm không có gì phải lo ngại. Phật tử cứ sinh hoạt tụng kinh bái sám như thường lệ. Không có gì là tội lỗi cả. Chỉ lưu ý một điều trước khi cúng bái, niệm Phật nên rửa tay, súc miệng, giữ vệ sinh thân thể thân thể sạch sẽ, y phục nghiêm trang để thể hiện nhất tâm thành kính.
0 bình luận
Hương Trầm Bắc, được làm từ các vị Thuốc Bắc, Bài
“ Trước đây, khi được truyền đạt kinh nghiệm...
Trầm viên - Thú chơi của người thưởng hương
Trầm hương là sản phẩm đặc biệt nằm trong...
Hương Trầm đất (Hương Bài) thành phần chính là rễ cây Bài, nhưng cây Bài là cây như thế nào?
Khí hậu và địa hình Việt nam đã ban cho chúng ta 1 loại cây đặc biệt - Cây hương bài - rễ cây khô đốt rất thơm để...
Ban thờ Tổ tiên
Ban thờ Tổ tiên ...
Cách đặt bàn thờ
Nơi thờ tự là khu vực tôn nghiêm, nên phải được đặt...
Sơ đồ bày trí bàn thờ Gia Tiên cơ bản
Một phương án về sơ đồ bày trí một bàn thờ Gia Tiên để bạn tham khảo, lựa chọn, tùy điều kiện kinh tế của Gia Chủ có...
Thước Lỗ Ban - những điều cần biết
Thước Lỗ Ban: những điều cần biết Từ xa xưa đến nay, đa phần ai làm nhà, làm cửa cũng đều chú ý đến thước đo Lỗ Ban....
Cách đặt ảnh thờ
Bàn thờ được đặt trang nghiêm theo thứ tự NAM TẢ - NỮ HỮU (Nam Trái - Nữ Phải) , tức là Ông phía bên tay trái của...
Cách bài trí tượng Phật trong nhà theo phong thủy
Cách bài trí tượng Phật trong nhà theo phong thủy Cách bài trí tượng Phật, bàn thờ gia tiên trong nhà theo phong thủy Với...
Cúng, khấn, vái và lạy trong nghi lễ thờ cúng
Cúng, khấn, vái và lạy trong nghi lễ thờ cúng ...
Cách viết gia phả bằng mã số
Một cuốn gia phả có thể đáp ứng được lòng mong muốn đó. Tổ tiên ta xưa sớm có ý thức điều này nên thường rất coi trọng việc...
Hương vòng DI ĐÀ cho ngày Tết
Ngày Tết rất nhiều gia đình Việt...