Tháng 7 mưa ngâu, bắc cầu ô thước
Mưa Ngâu là tên gọi cho những cơn mưa xuất hiện vào đầu tháng 7 Âm lịch ở Việt Nam hàng năm. Trong dân gian có câu tục ngữ: "vào mùng 3, ra mùng 7", nghĩa là mưa sẽ có vào các ngày mùng 3 đến mùng 7, 13 đến 17 và 23 đến 27 âm lịch. Các cơn mưa thường không liên tục, rả rích, do vậy mới có cụm từ "trời mưa sụt sùi" để chỉ mưa Ngâu.
Tương truyền rằng, Chuyện tình Ngưu Lang – Chức Nữ còn được biết tới với tên gọi Ông Ngâu – Bà Ngâu. Truyện này xuất hiện trong cả văn hóa dân gian Việt Nam lẫn Trung Quốc với những dị bản rất khác nhau.
Trong phiên bản Việt, Ngưu Lang là vị thần chăn trâu của Ngọc Hoàng Thượng Đế, còn Chức Nữ là tiên nữ phụ trách công việc dệt vải. Họ yêu nhau ngay từ cái nhìn đầu tiên, ngày đêm chỉ nghĩ tới người còn lại. Tình yêu này nồng nhiệt và say đắm tới mức Ngưu Lang bỏ bê việc chăn trâu, để trâu đi nghênh ngang vào điện Ngọc Hư. Về phần Chức Nữ, vì say mê tiếng tiêu réo rắt của Ngưu Lang, nàng trễ nải việc dệt vải được giao.
Mối tình này khiến Ngọc Hoàng không hài lòng. Trong lúc tức giận, Ngài bắt cả hai phải xa cách nhau giữa hai đầu sông Ngân. May sao sau này, Ngài cảm thương cuộc tình đẹp của hai người mà cho phép họ gặp nhau mỗi năm một lần.
Ngọc Hoàng cử thợ mộc dưới trần lên trời làm một cây cầu bắc qua sông Ngân cho Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau. Song do mỗi người một ý, đám thợ mộc không xây xong cầu đúng hạn của Ngọc Hoàng nên bị hóa thành quạ, phải cùng nhau kết lại thành cầu Ô Thước.
Nhờ vậy, cứ vào mùng 7/7 âm lịch hàng năm, Ngưu Lang và Chức Nữ lại vượt cầu Ô Thước để gặp lại nhau. Trong giờ phút tiễn biệt, cả hai đều khóc sướt mướt và luyến tiếc người yêu. Nước mắt của họ rơi xuống trần gian và hóa thành mưa ngâu như chúng ta thường biết.
Lễ cúng giao thừa là gì và những thông tin ít người biết
Lễ cúng giao thừa là gì? Cúng giao thừa hay còn được gọi là cúng trừ tịch có ý nghĩa đem bỏ hết...
Trong tháng 7 âm lịch có hai lễ lớn: Vu Lan và cúng Cô hồn
Trong tháng 7 âm lịch có hai lễ lớn: Vu Lan và cúng Cô hồn ...
Tại sao có tục xin quần áo cũ cho trẻ sơ sinh?
Tại sao có tục xin quần áo cũ cho trẻ sơ sinh?...
Phong tục xông đất
Xông đất: Miền...
Phong tục xem chân gà
...
Phong tục về những điềm lành và kiêng kỵ trong ngày Tết
Trong 3 ngày Tết và đặc biệt là ngày...
Cách chọn mai, đào, quất ngày Tết
Cách chọn mai, đào, quất ngày Tết ...
Phong tục thờ cúng trong ngày Tết
Phong tục thờ cúng trong ngày Tết ...
Tại sao có tục lễ cúng “Giao thừa”
Tại sao có tục lễ cúng “Giao thừa” ...
Phong Tục Truyền Thống Đẹp Ngày Tết
Tết Táo quân vào ngày 23 tháng Chạp...
Tại sao kiêng quét dọn trong 3 ngày đầu năm?
Tại sao kiêng quét dọn trong 3 ngày đầu năm? ...
Phong tục lấy vợ kén tông lấy chồng kén giống
Đối với các cụ thì câu hỏi này thừa, vì "Nòi nào giống ấy","Cây nào quả ấy","Giỏ nhà ai quai nhà ấy","Con nhà công chẳng giống...